Monday, January 15, 2018

Người quản lý nhân sự " thông minh"

Quản lý nhân viên hiệu sẽ giúp tạo ra năng suất và hiệu quả làm việc của nhân viên đồng thời khẳng định, phát huy vai trò của người quản lý. Qua nhiều năm làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự của một công ty sản xuất cao su kỹ thuật - giảm chấn cao su tôi đã rút ra được 5 điều sau:

Tinh thần trách nhiệm cao luôn hết lòng vì công việc.

Một người sếp muốn quản lý được nhân viên theo một cách có trách nhiệm và tận tâm với công việc thì việc đầu tiên phải là người làm gương. Nhà quản lý tốt và làm gương cho nhân viên là người luôn nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó và khổ. Hết lòng công hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho nhân viên. Chinh tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình của người quản lý sẽ tạo lên nhiệt huyết cho các nhân viên.

Tầm nhìn chiến lược

Đây chính là kỹ năng quan trọng mà một nhà quản lý cần phải có để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Chỉ khi có tầm nhìn chiến lược tốt thì người lãnh đạo mới có thể phân bổ nguồn nhân lực chính xác cho những định hướng đó.

Biết lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu

Image result for lắng nghe thấu hiểu
Luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu
Nhà quản lý không chỉ nói và ra lệnh mà phải biết lắng nghe những nhu cầu của nhân viên. Lắng nghe tất cả các ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…Không chỉ ngừng lại ở lắng nghe mà còn là thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn của nhân viên. Chính sự lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ đó của quản lý sẽ giúp tạo ra môi trưởng làm việc tốt nhất dành cho nhân viên thúc đẩy tinh thần làm việc và công hiến của nhân viên.

Nắm rõ các điểm mạnh - yếu của nhân viên để có thể giao việc chính xác.

Một nhà lãnh đạo giỏi là người mà có thể nhìn thấy nhân viên của mình có điểm mạnh là gì? yếu là gì? Để từ đó có thể chỉ ra những điểm yếu cho nhân viên của mình để khắc phục và giao việc phù hợp. 
Nhân viên cũng cần phải được phát triển. Từ việc nắm được điểm mạnh - yếu của nhân viên mà nhà quản lý có thể đưa ra định hướng phát triển, lộ  trình công danh trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ.

Tạo động lực làm việc bằng nghệ thuật khen – chê


Image result for khen chê đúng cách
Nghệ thuật khen chê
Người lãnh đạo giỏi là người không chỉ nhìn vào những điểm yếu, những điểm không tốt của nhân viên mà còn phải biết nhìn vào các điêm tích cực để đưa ra những lời khen chê rõ ràng. 

Bạn sẽ thấy lợi ích to lớn của những lời khen ngợi dành cho nhân viên đó. Chỉ với một lời khen sẽ khiên nhân viên của bạn cảm thây rằng " À! Hóa ra công sức mình bỏ ra không phải là vô nghĩa". 
Những lời khen - chê có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Đôi lúc chỉ đơn giản là một lời khen, đôi lúc lại là những món quà. Cách khen - chê nhân viên là cả một nghê thuật. 

Ví dụ điển hình là khi tôi mới bước đầu làm quản lý nhân sư. Lúc đó tôi còn non trẻ chưa biết cách quản lý nhân viên và không biết rằng lời nói có sức mạnh và tác hại ra sao. Khi có một công nhân trong công ty sản xuất cao su kỹ thuật - giảm chấn cao su của nơi tôi làm mắc sai lầm, tôi đã trách mắng công nhân đó trước mặt toạn bộ mọi người khiến nhân viên đó xấu hổ mà nghỉ việc. Đây là một kinh nghiệm về việc xử lý khen chê khiến tôi nhớ mãi.






No comments:

Post a Comment